Đăng ký

Không nhận diện được thuê bao, vui lòng truy cập bằng 3G hoặc đăng nhập để sử dụng dịch vụ.

Tháng cô hồn: Có nên đốt nhiều vàng mã để thể hiện lòng thành tâm?

Tháng 7 âm lịch (tháng cô hồn) được coi là tháng “phá ngục; mở cửa mả” nơi cõi âm. Trong đó, đặc biệt vào đúng ngày Rằm tháng 7 là ngày “xá tội vong nhân” - ngày Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để hồn ma, quỷ được tự do trở về dương thế, ngày này cũng được coi là ngày “âm khí xung thiên”.

Trong tháng cô hồn, không ít gia chủ mua nhiều vàng mã để cúng xá vong nhân. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu việc đốt vàng mã như thế nào cho đúng trong tháng cô hồn.

Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm cả nước đốt gần 50.000 tấn vàng mã, tiêu tốn gần 400 tỷ đồng. Nhiều người quan niệm rằng, con người sau khi chết ở cõi dương, linh hồn vẫn tồn tại ở cõi âm và con người ta sống ở cõi dương chỉ là sống tạm.

Dân sinh - Tháng cô hồn: Có nên đốt nhiều vàng mã để thể hiện lòng thành tâm?

Mỗi năm nước ta đốt  gần 50.000 tấn vàng mã, tiêu tốn gần 400 tỷ đồng (Ảnh Internet).

Với quan niệm “trần sao, âm vậy”, nhiều người ra sức sắm sửa mong người nhà ở thế giới bên kia có cuộc sống tiện nghi nhất, có người tặng tổ tiên “biệt thự khổng lồ” hay những món đồ công nghệ đắt tiền.

Vậy liệu rằng có phải càng đốt nhiều vàng mã thì sẽ thể hiện được lòng thành tâm của mình?

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV báo Người Đưa Tin đã có buổi phỏng vấn nhanh một vài người dân để nghe họ bày tỏ quan điểm của mình về quan điểm “trần sao âm vậy” và có nên đốt nhiều vàng mã để thể hiện lòng thành tâm.

Chia sẻ với PV, ông Đặng Văn Cần (Hà Nội) cho biết: “Theo quan điểm của cá nhân tôi, giữa người sống và người mất quan trọng nhất vẫn là phải xuất phát từ cái tâm chứ không phải thể hiện qua việc đốt thật nhiều vàng mã hay suốt ngày lễ bái này kia. Đốt vàng mã là rất lãng phí bởi thực chất việc này không giải quyết được vấn đề gì cả. Chính vì thế tôi cho rằng việc đốt vàng mã là không nên”.

Ông Nguyễn Ngọc Oanh (Nhị Khê, Hà Nội) chia sẻ: “Mỗi năm, gia đình tôi chỉ đốt vàng mã vào ngày giỗ và ngày Rằm tháng 7 để biếu chút đồ cho các ngài khi lên Tây thiên còn ngoài ra gia đình không đốt vàng mã bao giờ. Đốt vàng mã là truyền thống tốt đẹp của người Việt thế nhưng không nên quá mê tín mà đốt vàng mã một cách tràn lan, lãng phí. Còn nhiều người cho rằng đốt nhiều vàng mã để thể hiện lòng thành tâm của mình là hoàn toàn không đúng, con người chỉ cần trong lòng có tâm là được chứ đâu phải lòng thành tâm được đo bằng số lượng vàng mã mình đốt”.

Dân sinh - Tháng cô hồn: Có nên đốt nhiều vàng mã để thể hiện lòng thành tâm? (Hình 2).

Ông Nguyễn Ngọc Oanh - Nhị Khê, Hà Nội cho rằng đốt vàng mã một cách tràn lan vừa tốn kém vừa nguy hiểm.

Ngược lại những ý kiến trên, bác Chì (Thái Bình) cho rằng: “đốt vàng mã là việc làm rất cần thiết, bởi con người ta sống ở cõi trần gian chỉ là sống tạm thời còn khi mất xuống cõi âm mới là quan trọng. Việc chi tiền để mua vàng mã không có gì là lãng phí như nhiều người vẫn nói, đốt càng nhiều thì các cụ sẽ càng phù hộ cho bản thân và gia đình mình thôi”.

Có cùng quan điểm với bác Chì, cô Loan (Hà Nội) tâm sự: “Vào những ngày lễ thì gia đình cô đều đốt vàng mã vì tôi cho rằng trần sao thì âm vậy mình sống thế nào thì các cụ sống dưới âm cũng thế cho nên đốt vàng mã là hoàn toàn hợp lí”.

Trái lại với những ý kiến trên, chị Hằng (Hà Nội) tâm sự: “Tôi còn trẻ tuổi nên cũng không biết nhiều về việc này, mình chỉ theo các cụ thôi vì có thờ có thiêng, có kiêng có lành nên thấy các cụ bảo đốt vàng mã thì tôi cũng đi mua về đốt thôi”. 

Theo Nguyễn Lâm 

(Người đưa tin)

Nguồn: plo.vn