Đăng ký

Không nhận diện được thuê bao, vui lòng truy cập bằng 3G hoặc đăng nhập để sử dụng dịch vụ.

Cổ nhân dạy: Một nhà hai cửa, cả của lẫn người đều khó giữ

Xưa kia cổ nhân đã dạy "Một nhà có hai cửa, tiền tài khó giữ". Đây là một lời dạy mà chúng ta cần khắc sâu ghi nhớ. Rốt cục là vì sao?

Cửa được ví như bộ mặt của một ngôi nhà. Cửa nhà là nơi tụ tài lộc, đón tài lộc đến với gia đình. Vì vậy, người xưa xây nhà rất chú trọng trong việc làm cửa, cổng. Tuy nhiên, họ không bao giờ xây dựng hai cửa hay cổng lớn bởi điều đó vô tình sẽ làm tiêu tán tiền tài, lộc lá của gia đình.

Cũng có người nói rằng, những ngôi nhà cổ ngày xưa có những cửa dẫn ra bên ngoài. Tuy nhiên, đó chỉ là những cánh cửa nhỏ, được gọi là cửa hông, cửa hậu chứ không phải là cửa (cổng) lớn.

Co nhan day: Mot nha hai cua, ca cua lan nguoi deu kho giu

 
 
 

Cách hiểu theo hàm nghĩa xưa

Một cách giải thích khác là người xưa cho rằng nhà có hai cửa có nghĩa là các thành viên trong gia đình không hòa thuận. Một cửa đi vào và một cửa đi ra. Trong những gia đình có mối quan hệ bất hòa, mọi người sẽ ra vào bằng các cửa khác nhau nhằm tránh sự lúng túng do gặp gỡ.

Tuy nhiên, sự qua lại tránh né chỉ là tạm thời, bởi điều này sẽ khiến cho mỗi quan hệ của thành viên dưới cùng một mái nhà ngày càng thêm mâu thuẫn và gia tăng sự bất hòa. Người xưa luôn đề cao sự yên ấm, hòa thuận của gia đình làm nền tảng rồi từ đó mới phát triển hưng vượng. Do đó, nếu một gia đình thường xuyên lục đục thì sẽ không thể phát triển được.

Một cách hiểu ngày nay

Cách hiểu này được giải thích dựa trên cơ sở khoa học, logic hơn. Người xưa cho rằng, một ngôi nhà có hai cửa, khi có trộm thì ngôi nhà này có thêm một lối thoát cho chúng.

Nếu gia đình nào ít người, không có người bảo vệ canh giữ cửa thì việc bọn trộm hoành hành rồi tẩu thoát sẽ rất dễ dàng. Cuối cùng, người chịu thiệt vẫn là gia chủ khi có thể vừa mất của và vừa có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Vì những lý do đó mà người xưa khi xây nhà rất kỵ việc xây hai cửa. Ngay cả khi nhà có những cửa nhỏ thì cũng không khuyến khích. Lời dạy của người xưa xét với hoàn cảnh hiện tại thì vẫn có thể phù hợp và có giá trị.

https://phapluatxahoi.vn/kho-tri-thuc/co-nhan-day-mot-nha-hai-cua-ca-cua-lan-nguoi-deu-kho-giu-1698676.html

The CK

(Pháp Luật Xã Hội)

Nguồn: plo.vn